Hiện nay, thực phẩm bẩn hàng ngày là nỗi lo của người tiêu dùng và xã hội. Để có được thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng đối với sản phẩm từ chăn nuôi, ngay từ khâu sản xuất ban đầu phải được an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, các cơ sở, trang trại chăn nuôi phải thực hiện các quy trình trong chăn nuôi như sau:
1. Quản lý thức ăn chăn nuôi:
Khi nhập nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải rõ về nguồn gốc, tên hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi vị bảo quản. Trong trường hợp tự trộn thức ăn, cơ sở phải đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng được các tiêu chuẩn về lý tính, dinh dưỡng và độc tố, không có chất cấm trong thức ăn. Hệ thống trộn thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tạp nhiễm từ mẻ trộn này sang mẻ khác, đặc biệt là mẻ trộn có thuốc và không thuốc.
|

|
Kiểm tra phân tích các chất cấm, kháng sinh trong thức ăn mua để tránh tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm chăn nuôi (nếu cần). Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm. Sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của động vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kho chứa phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà, không để mưa dột ướt thức ăn.
2. Quản lý nước uống
Nguồn nước và nước uống phải sạch, đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống dẫn, máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không bị rò rỉ, không bị ô nhiễm do bụi bặm, chất bẩn…
|

|
3. Quản lý thuốc thú y
Sử dụng thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin để phòng, điều trị bệnh trên vật nuôi phải tuân thủ đúng quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ. Không được sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp & PTNT. Có tủ lạnh để bảo quản vắc xin, theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng thuốc để quá hạn sử dụng. Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi giết thịt.
4. Quản lý thiết bị chăn nuôi
Thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống: Máng chứa thức ăn, máng uống phải được làm bằng xi măng; nhựa trơ không độc; kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không rỉ, không chứa chì, arsen.
|

|

|

|
5. Vệ sinh chăn nuôi
Thường xuyên thực hiện thu gom chất thải, vệ sinh sát trùng chuồng trại chăn nuôi; kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân và hệ thống cung cấp nước uống.
Ðịnh kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi, ít nhất 2 tuần một lần. Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên. Tất cả các loại xe khi vào cổng đều phải phun thuốc sát trùng. Phát quang bụi rậm, khai thông hệ thống cống rãnh 1 tháng/lần và phun thuốc sát trùng để hạn chế ruồi muỗi
|

|
Nhân viên và khách tham quan phải thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng. Hạn chế di chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị phục vụ chăn nuôi trong trại. Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn để tránh thức ăn thừa, nấm mốc.
Phương tiện vận chuyển của khu chuồng nào chỉ nên giành riêng cho khu đó. Trong trường hợp dùng chung thì phải phun thuốc sát trùng kỹ lưỡng trước và sau khi sử dụng.
|
6. Xuất bán động vật: Cần phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán để đảm bảo không tồn dư kháng sinh quá giới hạn cho phép trong sản phẩm động vật. Vật nuôi chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường.
7. Đào tạo và tập huấn: Người lao động phải được tập huấn kiến thức về đảm bảo ATTP trong chăn nuôi.
8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc
Cơ sở chăn nuôi phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, tiếp nhận và sử dụng hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm. Cơ sở chăn nuôi phải lập sơ đồ ghi rõ vị trí và mã số chuồng nuôi tại cơ sở. Vị trí và mã số của chuồng, số lượng vật nuôi, thời điểm chăn nuôi, xuất bán phải được lập hồ sơ và lưu trữ để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.
|

|
9. Kiểm tra nội bộ: Cơ sở chăn nuôi phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần. Việc kiểm tra phải được thực hiện bằng bảng kiểm tra đánh giá.
10. Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi: nước uống của gia súc, gia cầm, thuốc thú y, mẫu nước tiểu hoặc máu để kiểm tra tồn dư các chất nhóm Beta-Agonist bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine (theo Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT).
(Tham khảo Tài liệu của Cục quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản)
Người viết
Bác sỹ thú y Nguyễn Điều